• 1-bat buoc chuyen giao.jpg
  • 2-technology transfer.jpg
  • 3-tpqt.jpg
  • 4-huong dan mon tpqt.jpg
  • 5-nhap mon tdst.jpg
  • 6-giai thich phap luat.jpg
  • 7-giao trinh shtt.jpg
  • 8-giao trinh tpqt-1.jpg
  • giao trinh 9-tpqt2.jpg

Tư pháp quốc tế

Thứ bảy, 26 Tháng 4 2014 15:22
Share on Facebook

Câu hỏi

Em là Kim Tuyên, sinh viên trường ĐH Luật HN

Qua tìm hiểu thì em được biết là mặc dù trong pháp luật Việt Nam có quy định về việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT Việt Nam, nhưng trên thực tế thì dường như chưa có vụ việc nào mà Việt Nam ADPL nước ngoài cả (trừ lĩnh vực hợp động thương mại mà hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài và luật áp dụng).

Vậy xin cô cho biết là nguyên nhân nào mà VN mình lại không ADPL nước ngoài hoặc rất hiếm như vậy ạ?

Em cũng có tìm đọc cuốn "Tư pháp Quốc Tế" của cô nhưng rất tiếc là em không thấy ở hiệu sách nào ngoài bắc nè bán ạ.

Em rất mong nhận được lời giải đáp từ cô. 
Em chân thành cám ơn cô!

tuyên kim < JLIB_HTML_CLOAKING >;

 

Trả lời

Pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Có thể kể đến như Quy định tại Điều 759 BLDS năm 2005 về nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài, quy định tại Điều 5 Luật thương mại 2005, Điều 5 Luật Đầu tư 2005, Điều 4 Bộ luật Hàng hải 2005, Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình.

Trên thực tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài thường chỉ trong lĩnh vực hành chánh như đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài và công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài… Trong thực tiễn xét xử tại tòa án, theo cô được biết, chưa có vụ án nào tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài.

Điều này theo cô xuất phát từ nhiều ký do khách quan và chủ quan. Trước hết các quy định hiện hành trong pháp luật Việt Nam về khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài chưa đầy đủ và đủ chi tiết cho việc áp dụng trên thực tế trong khi đó chưa có hướng dẫn của TANDTC cho các TA về vấn đề này. Khi quy định về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài, Điều 759 BLDS mới chỉ quy định về các trường hợp mà pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam và điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng là việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các quy định hiện hành chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, BLDS năm 2005 mới chỉ quy định về các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài mà chưa quy định về cách thức xác định nội dung pháp luật nước ngoài, trách nhiệm của thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài. BLDS cũng không có quy định hướng dẫn cách thức xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của Nhà nước mà ở đó tồn tại nhiều hệ thống pháp luật, ví dụ nhà nước liên bang. Mặc dù Điều 4(3) Nghị định 138/2006/NĐ-CP có quy định: “Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viện dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ công dân” nhưng một mặt Nghị định 138/2006/NĐ-CP chỉ là văn bản hướng dẫn thi hành quy định của BLDS do đó không hợp lý nếu Nghị định này lại hướng dẫn một quy định không có trong BLDS, mặt khác quy định này cũng chưa chính xác.

Ngoài ra, nếu đọc kỹ các quy định trong pháp luật Việt Nam về áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ thấy các quy định này còn nhiều điểm mâu thuẫn với nhau.

Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận một thực tế là các kiến thức về tư pháp quốc tế nói chung, áp dụng pháp luật nước ngoài nói riêng vẫn còn rất xa lạ với các thẩm phán Việt Nam cũng như đối với những người tham gia tố tụng khác.

Trên đây là một số gợi ý về vấn đề này. Em có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết khác.

  Doanh nghiệp liên kết
 
Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo A.G.L
Email: JLIB_HTML_CLOAKING
Hotline: 0988890358
              0938877897
   TƯ VẤN PHÁP LUẬT
 
    Hot line: 093.8877.897
 
Số lượng truy cập
2662368
TodayToday417
YesterdayYesterday366
This WeekThis Week2033
This MonthThis Month11017
All DaysAll Days2662368
Highest 01-12-2015 : 9844