• 1-bat buoc chuyen giao.jpg
  • 2-technology transfer.jpg
  • 3-tpqt.jpg
  • 4-huong dan mon tpqt.jpg
  • 5-nhap mon tdst.jpg
  • 6-giai thich phap luat.jpg
  • 7-giao trinh shtt.jpg
  • 8-giao trinh tpqt-1.jpg
  • giao trinh 9-tpqt2.jpg

Pháp luật sở hữu trí tuệ

Thứ ba, 16 Tháng 6 2015 01:31

ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

TRONG VIỆC QUẢN LÝ BẢN QUYỀN NỘI DUNG SỐ

                                           TS. Phạm Huy Hoàng

Đại diện phía Nam, Viện Công nghiệp phần mềm & Nội dung số Việt Nam

 

1. Xu hướng sử dụng điện toán đám mây làm nền tảng cung cấp dịch vụ

Điện toán đám mây là một trong số những công nghệ thông tin mới được phổ biến trong vài năm trở lại đây. Những giải pháp điện toán đám mây công cộng (Public Cloud), đám mây riêng (Private Cloud) và đám mây lai (Hybrid Cloud) đang được các doanh nghiệp tiếp cận để (1) cắt giảm nguồn lực vận hành, (2) tăng khả năng ứng dụng hỗ trợ, (3) tiết kiệm được chi phí đầu tư trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, và (4) phát triển và cung cấp dịch vụ nhanh chóng [1-2].

Hiện nay, phần lớn người dùng và doanh nghiệp đều nhận thức được sự khác biệt ít nhiều giữa các dịch vụ đám mây công cộng và đám mây riêng. Đây là haidịch vụ đám mây nền tảng cơ bản được xây dựng với qui mô khác nhau trong việc quản lý lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên hạ tầng mạng Internet. Đám mây công cộng được biết đến bởi các nhà cung cấp dịch vụ Google, Amazon, Dropbox … cho phép người dùng sử dụng miễn phí với dung lượng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu có giới hạn. Các đám mây riêng được thiết kế riêng bởi các nhà cung cấp dịch vụ (Goolge, Microsoft, Amazon, Dropbox ...) để phục vụ cho hoạt động bên trong của một doanh nghiệp, một nhóm, hoặc một gia đình, không cho phép người dùng bên ngoài tham gia ngoại trừ người đó được cấp quyền sử dụng. Dữ liệu của đám mây riêng có thể được truy cập mọi lúc mọi nơi thông qua giao thức VPN hay cổng kết nối đám mây Cloud Gate có xác thực, cấp phép và kiểm toán. Tất nhiên, việc xây dựng đám mây riêng hoạt động hiệu quả và có khả năng mở rộng hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng và dịch vụ sẽ đòi hỏi chi phí hoạt động cũng như nguồn lực cũng tăng cao nhưng vẫn tốt hơn so với giải pháp truyền thống.

Do vậy, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nghĩ ngay đến việc kết hợp đám mây riêng và đám mây công cộng làm tăng khả năng mở rộng mà không cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng tốc độ truy cập giữa hệ thống và các ứng dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với các vấn đề tăng cường khả năng kiểm soát tổng thể, an ninh mạng, an toàn thông tin, sao lưu dự phòng để không bị mất dữ liệu, bị chỉnh sửa hay sao chép dữ liệu trái phép. Đối với các doanh nghiệp lớn, điển hình là các nhà cung cấp dịch vụ, họ đã nhận thức ngay được rằng các giải pháp đám mây sẽ nhanh chóng phát triển trở thành công cụ kinh doanh mạnh mang lại những doanh thu tăng trưởng đáng kể nên đã có sự đầu tư lớn và công cụ chuyên nghiệp trong việc kiểm soát thường xuyên mọi hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của tập đoàn Gartner, từ năm 2012 – 2013, dịch vụ hạ tầng là một dịch vụ (IaaS) tăng 45% đạt doanh thu 15 tỷ USD, đứng đầu trong việc phát triển dịch vụ điện toán đám mây. Dịch vụ phần mềm là một dịch vụ (SaaS) đạt doanh thu 13 tỷ USD [3-4]. Với mức độ tiếp cận sử dụng gần đây nên dịch vụ “nền tảng là một dịch vụ (PaaS)” cũng đã đạt được doanh thu 1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường, do trước đây khi kinh phí và dịch vụ không nhiều nên hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng với môi trường và hiệu quả sử dụng và đầu tư cho thấy dịch vụ PaaS sẽ đạt doanh thu vượt qua dịch vụ IaaS trong vòng 2 đến 3 năm tới [5].

Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ PaaS để xây dựng đám mây riêng phục vụ cho hoạt động nội bộ, các doanh nghiệp có thể tự kiểm soát toàn bộ việc phát triển, triển khai kinh doanh phần mềm ứng dụng như là một dịch vụ cung cấp sản phẩm nội dung số của mình đến với người dùng đầu cuối. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể khai thác thế mạnh của PaaS để xây dựng công cụ quản lý quyền tác giả hay còn gọi là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với sản phẩm nội dung số (eBook, picture, music, film, website, software, game...) của mình thay cho các giải pháp công nghệ thông tin truyền thống. Đây cũng là một trong những giải pháp bảo vệ bản quyền SHTT bên cạnh việc áp dụng pháp lý.

2. Vì sao cần bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số bằng giải pháp công nghệ

Tại Việt Nam, luật về bản quyền, sáng chế và bí mật công nghệ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005/2009 và văn bản pháp qui số 05/2013/TT-BKHCN “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011” bởi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 20/02/2013.

Mặc dù đã có văn bản pháp qui nhưng vấn đề nhận thức và tuân thủ luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối với lĩnh vực nội dung số nói riêng của nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) và người sử dụng trên Internet chưa cao và hiệu quả. Từ năm 2007 đến nay, cơ quan quản lý đã xử phạt hành chính nhiều doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm, dịch vụ nội dung số trên máy tính nhưng tình hình không mấy cải thiện. Một trong những lý do mà tác giả của sản phẩm nội dung số hay nhà kinh doanh dịch vụ nội dung số không khởi kiện là vì để khởi kiện, họ phải thu thập tất cả các chứng cứ vi phạm bản quyền SHTT nội dung số như thời gian bị xâm phạm, số lượng bản sao vi phạm, giá trị tổn thất và các thủ tục khởi kiện tốn nhiều công sức, tiền của nhưng kết quả nếu được đền bù không đáng gì so với chi phí và thời gian để theo đuổi kiện tụng, cũng như để có thể bù đắp cho sự tổn thất về doanh thu. Tuy nhiên, có những người lợi dụng công nghệ thông tin để xâm phạm bản quyền SHTT nội dung số trên Internet thì cũng có nhiều người dựa vào công nghệ thông tin để phát triển các giải pháp bảo vệ. Hay nói một cách khác, chính vì sự xâm phạm mà các giải pháp công nghệ quản lý bản quyền nội dung số đã ra đời để bảo vệ bản quyền SHTT lưu hành trên môi trường Internet. Điều này được rất nhiều người dùng và nhà kinh doanh nội dung số quan tâm và xem như giải pháp cứu cánh hiệu quả bên cạnh việc áp dụng đến pháp lý.

Quản lý bản quyền nội dung số có tên thường gọi là DRM (viết tắt của Digital rights management) là giải pháp liên quan đến việc kiểm soát và bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số, bao gồm eDocument, eBook, Picture, Music, Film, Software, Game … lưu hành trên môi trường Internet [6-7]. DRM cho phép nhà kinh doanh nội dung (Content Business) - chủ sở hữu dịch vụ cung cấp nội dung số có thể hạn chế những gì người dùng có thể sử dụng nội dung này cho dù họ là người trả tiền mua. Hình 1 giới thiệu đa dạng sản phẩm nội dung số mà nhà kinh doanh nội dung số có thể cung cấp cho khách hàng của mình sử dụng trên đa dạng thiết bị thông qua giao thức web 2.0, Client/Server.


3. Tổng quan giải pháp quản lý quyền sở hữu nội dung số (DRM) truyền thống

Giải pháp DRM truyền thống được mô tả như trong Hình 2. Các sản phẩm (eDocument, eBook, picture, music, film, softwarem, game …) sẽ được mã hóa khi đưa vào lưu trữ trong máy chủ quản lý dữ liệu (File Server). Máy chủ quản lý dữ liệu sẽ tự động đồng bộ thông tin mới nhất về toàn bộ dữ liệu được lưu trữ với máy chủ quản lý quyền nội dung số (Rights Management Server) để xác thực người dùng và cung cấp khóa giải mã cho từng sản phẩm nội dung số mà người dùng mua và tải về thiết bị của mình. Mỗi sản phẩm nội dung số được gán bằng một mã bảo vệ riêng, ngẫu nhiên và chỉ đọc được bởi sự kết hợp giữa phần mềm của nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) với thiết bị cá nhân (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh) của người dùng đã đăng ký. Bằng các này, nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) cung cấp nhiều loại sản phẩm nội dung số giá trị với một số các tính năng hạn chế quyền sử dụng của người dùng như sau:

-      Chỉ có thể sử dụng trong thời gian được quy định trước. Nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng đăng ký sử dụng theo ngày, tuần, tháng, năm.

-      Chỉ cho in ấn một phần hoặc cấm không cho in ấn. Nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có thể thiết lập tính năng trên phần mềm không cho người dùng được phép in ấn các sản phẩm nội dung số của mình.

-      Ngăn chặn việc chỉnh sửa, bổ sung. Nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có thể thiết lập trên phần mềm chế độ chỉ cho phép trình diễn và không cho phép chỉnh sửa, sao lưu sản phẩm nội dung số.

-      Ngăn chặn việc sao chép. Ngay cả việc nếu người dùng sao chép dữ liệu này sang một thiết bị khác, cho dù có dùng đúng phần mềm của nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) đi chăng nữa cũng không thể trình diễn được sản phẩm nội dung số đó.  

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trên Thế giới tự xây dựng riêng hoặc cung cấp giải pháp DRM chuyên dụng cho khách hàng để bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số trên mạng Internet. Ví dụ như Adobe với giải pháp Adobe Adept, Apple với giải pháp Fairplay, Amazon với giải pháp Kindle, Microsoft với giải pháp Microsoft Reader, ArtistScope với giải pháp CopySafe, Trinity Security Systems với giải pháp Pirate Buster có thể giúp các nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) bảo vệ nhiều loại sản phẩm nội dung số lưu hành trên mạng Internet. Tại Việt Nam, công ty TNHH Sách điện tử trẻ YBOOK cung cấp giải pháp YBOOK DRM cho nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có thể bảo vệ sản phẩm ebook lưu hành trên Internet.

4. Những vấn đề của giải pháp DRM truyền thống

Hầu hết các giải pháp của các nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có một đặc điểm chung là để người dùng mua và tải sản phẩm nội dung số về thiết bị nào thì chỉ có thiết bị đó mới có thể trình diễn được sản phẩm nội dung số đó. Đây cũng là cách mà nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) bảo vệ bản quyền sản phẩm nội dung số của mình trước vấn nạn chia sẻ do vô tình hay cố ý của người sử dụng. Mỗi sản phẩm nội dung số được mã hóa bằng cách sử dụng một mã khóa riêng do hệ thống tạo ra cho mỗi tập tin, và mã khóa này lại được mã hóa một lần nữa bằng cách sử dụng mã khóa của mỗi người dùng. Tuy nhiên, các giải pháp DRM truyền thống này cũng đã nhanh chóng để lộ một yếu điểm hết sức quan trọng đó là cách giấu mã khóa của mỗi người dùng trong thiết bị cá nhân của họ. Những người có chủ đích xấu có thể thực hiện cuộc tấn công bằng cách sử dụng kỹ thuật đảo ngược (reverse-engineering) bằng phần mềm và khá dễ dàng lấy được mã khóa của mỗi người dùng để giải mã các tập tin đã được mã hóa. Hơn thế nữa, một số hacker thậm chí còn hướng dẫn cho người dùng cách sử dụng một số công cụ phần mềm bẻ khóa DRM (ví dụ như ISkysoft DRM Removal) và có thể sao chép chúng dưới định dạng khác không còn khóa DRM để có thể chia sẻ được.

Mặt khác, với xu hướng hiện nay mỗi một người có thể sở hữu từ 2 thiết bị cá nhân (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh ...) trở lên và họ muốn bất kỳ thiết bị cá nhân nào của họ đều có thể truy cập và trình diễn được những sản phẩm nội dung số mà họ đã trả tiền bản quyền sử dụng. Do đó cách bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số của các giải pháp DRM truyền thống vô tình đã khiến người sử dụng trở nên khó chịu, nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) gặp trở ngại lớn trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung số của mình. Từ thập niên 80 cho đến nay có nhiều công ty cung cấp giải pháp công nghệ DRM trên Thế giới nhưng tồn tại đến ngay nay, có thể chỉ đếm được trên mười đầu ngón tay. Do sự bất cập của giải pháp DRM truyền thống, để giữ chân số lượng người dùng đối với sản phẩm nội dung số cũng như doanh số bán hàng phần mềm và thiết bị, một số nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) hàng đầu trên Thế giới như Apple, Amazon, Napster, eMusic ... đã kêu gọi và thực hiện việc gỡ bỏ giải pháp DRM đối với sản phẩm nội dung số, đặc biệt là đối với sản phẩm âm nhạc.

Về mặt khoa học công nghệ, một số công ty chuyên ngành DRM đã và đang nghiên cứu ngôn ngữ chuẩn mới XRML (Extensite Right Markup Language) đi kèm với nội dung cung cấp để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vẫn chưa có nơi nào áp dụng giải giáp mới này để có thể đánh giá được hiệu quả của nó trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây đã mang đến cho nhà phát triển khả năng tạo ra đa dạng mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ nội dung số cho khách hàng. Đặc biệt là với mô hình đám mây riêng, các nhà kinh doanh nội dung số không những cung cấp sản phẩm nội dung số song song với việc bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số trên Internet mà còn giải quyết vấn đề hạn chế quyền khai thác của người sử dụng trên nhiều loại thiết bị cá nhân của họ.

5. Giải pháp DRM trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây

Hiện nay có 2 xu hướng phát triển DRM trên nền tảng điện toán đám mây. Xu hướng thứ nhất như mô tả trong Hình 3, là sự cải tiến từ mô hình truyền thống bằng cách chuyển đổi các máy chủ quản lý nội dung (Content Server), máy chủ quản lý bản quyền (Lisence Server) và máy chủ quản lý khóa mã (Key Server) của nhà kinh doanh nội dung (Content Business) lên trên dịch vụ đám mây riêng (Private Cloud) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider).  

 

 

Xu hướng thứ 2 như mô tả trong Hình 4, là giải pháp DRM trực tuyến trên nền tảng điện toán đám mây. Các máy chủ, gồm có máy chủ cung cấp dịch vụ (Sevice Provider), máy chủ quản lý nội dung (Content Sever), máy chủ quản lý bản quyền (Lisence Server), máy chủ tính toán (Computing Sever) và kho dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ (User Storage) được nhà kinh doanh nội dung (Content Business) triển khai trên đám mây riêng (Private Cloud) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider). Cụ thể:

Service Provider: là máy chủ cung cấp dịch vụ giữa nhà kinh doanh nội dung (Content Business) với người tạo ra nội dung (Content Provider) và giữa nhà kinh doanh nội dung (Content Business) với người trả tiền mua nội dung (User) trên dịch vụ đám mây riêng (Private Cloud) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider).

Content Server: là máy chủ lưu trữ tất cả những nội dung đã được mã hóa của những người tạo ra nội dung (Content Provider). Máy chủ này sẽ thực hiện việc cung cấp sản phẩm nội dung số có mã hóa vào kho dữ liệu cá nhân của người dùng khi họ trả tiền mua sản phẩm.

License Server: là máy chủ quản lý và cấp bản quyền (License) sử dụng đối với những nội dung (được mã hóa) mà người dùng trả tiền mua (User) thông qua máy chủ cung cấp dịch vụ (Service Provider) trên đám mây riêng.

Computing Server: là máy chủ kiểm tra quyền sở hữu của người mua nội dung và kiểm toán thời gian sử dụng dịch vụ, số lần truy cập nội dung để làm cơ sở bảo vệ bản quyền giữa nhà kinh doanh nội dung (Content Business) và người trả tiền mua nội dung (User).  

User Storage: là kho dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ. Kho này được nhà kinh doanh nội dung (Content Business) tạo ra cho người dùng khi họ đăng ký và trả tiền mua nội dung.

Với hai mô hình giải pháp nêu trên, các nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) có thể không những xây dựng được dịch vụ kinh doanh nội dung số hiệu quả hơn mà còn có thể ngăn ngừa được vấn đề xâm phạm bản quyền nội dung số tốt hơn so với giải pháp truyền thống. Những ưu điểm của các giải pháp DRM trên nền điện toán đám mây như sau:

-      Thuê dịch vụ đám mây riêng (Private Cloud) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider) thay vì phải đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng phần cứng, các thiết bị mạng, thiết bị trung gian và các phần mềm hệ thống

-      Triển khai giải pháp dịch vụ nói chung và DRM nói riêng trên đám mây riêng (Private Cloud) an ninh, an toàn hơn rất nhiều so với việc triển khai trên hệ thống mạng máy tính truyền thống.

-      Giải pháp DRM trên nền tảng điện toán đám mây sẽ cất giữ các khóa mã (Encryption /Decryption Keys) và các bản quyền (Lisences) tại các máy chủ đặt trong đám mây riêng, các máy chủ này trao đổi thông tin có mã hóa với nhau và chỉ tồn tại bên trong đám mây riêng để đảm bảo tính bảo mật, để bảo vệ quyền sở hữu của tác giả (Content Provider), của nhà kinh doanh nội dung số (Content Business) và quyền sử dụng của người trả tiền mua nội dung số (Right User) ở mức độ cao nhất.

-      Người dùng (Right User) có thể sử dụng các thiết bị cá nhân khác nhau trong việc trình diễn nội dung số mà họ đã trả tiền sở hữu.

Đề xuất

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng giống như bất kỳ Thành viên nào khác của WTO phải chấp nhận áp dụng toàn bộ Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới Thương mại (TRIPS). Điều này đòi hỏi có sự cải thiện đáng kể hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ (IP) của Việt Nam để hệ thống này tương thích với các yêu cầu của Hiệp định TRIPs. Do đó, việc ứng dụng giải pháp công nghệ DRM trên nền tảng điện toán đám mây bảo vệ bản quyền SHTT nội dung số cho nhà kinh doanh nội dung số, cho người sáng tạo ra sản phẩm và cho người tiêu dùng trên môi trường Internet không những điều hết sức cần thiết cần được nhà nước quan tâm hỗ trợ, mà còn góp phần vào việc thực hiện của Việt Nam theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài ra, chúng ta còn có thể được sử dụng giải pháp công nghệ này để quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ trong các dịch vụ công, ví dụ như:

-      Quản lý tính toàn vẹn, đối tượng sử dụng, thời gian hiệu lực của các văn bản điện tử được công bố bởi Chính phủ, các cơ quan nhà nước.

-      Quản lý bản quyền SHTT nội dung số trong dịch vụ công của thư viện số quốc gia, thư viện số địa phương, thư viện số của các trường học.

Tài liệu tham khảo:

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing

[2] “Ứng dụng mã nguồn mở và điện toán đám mây trong phát triển chính phủ điện tử”, Phạm Huy Hoàng.

[3] Gartner says Worldwide Public Cloud Services Market to Total $131 Billion: http://www.gartner.com/newsroom/id/2352816

[4] Xu hướng giảm giá thành và an ninh bảo mật: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/2014/02/1234517/xu-huong-giam-gia-thanh-va-an-ninh-bao-mat/

[5] Market Trends: Platform as a Service, Worldwide, 2012-2016, 2H12 Update

[6] Digital Rights Management: http://en.wikipedia.org/wiki/Digital_rights_management

[7] A Survey of Digital Rights Management Technologies: http://www.cs.wustl.edu/~jain/cse571-11/ftp/drm/index.html

 

 

 

Nguồn: Bài tham luận "Hội thảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam"

tại trường ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

Thứ ba, 16 Tháng 6 2015 01:31

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT PHÁP LÝ TRONG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET

TS Lê Thị Nam Giang

       Giảng viên Trường ĐH Luật Tp.HCM, Tổng thư ký Hội SHTT TP.HCM



1.Khung pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Theo pháp luật Việt Nam, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi chung là quyền tác giả) nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

-       Bộ luật dân sự năm số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

-       Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật SHTT);

-       Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

-       Nghị định số 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006;

-       Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

-       Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/02/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.

-       Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả vả quyền liên quan.

-       Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông.

-       Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.

-       Thông tư liên tịch số 01/2008 ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

-       Thông tư liên tịch số 02/2008 ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân.

-       Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009.

-       Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

-       Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

-       Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009

-       Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006

-       Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

-       Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01/4/2012 hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.

Ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế đa phương, song phương quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên trong lĩnh vực này như:

-       Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886 (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004)

-       Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/3/2007)

-       Công ước Geneve về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 06/7/2005)

-       Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 12/01/2006)

-       Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 11/01/2007)

-       Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997

-       Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày 07/7/1999;

-       Hiệp định thương mại giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 13/7/2000.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, Việt Nam chưa gia nhập một số điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số. Đó là: (i) Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT, có hiệu lực từ ngày 06/3/2002, hiện nay có 91 quốc gia là thành viên), được ký kết nhằm làm rõ một số quy định của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật trong môi trường số, ví dụ làm rõ hơn về quyền sao chép, quyền truyền đạt tác phẩm trong môi trường số. Đồng thời, Công ước này cũng bổ sung thêm một số quyền của tác giả, quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số; (ii) Hiệp ước của WIPO về quyền của người biểu diễn (WPPT, có hiệu lực từ ngày 20/5/2002, hiện nay có 92 quốc gia là thành viên) được ký kết nhằm làm rõ và bổ sung một số quy định của Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng trong môi trường số.

Mặc dù pháp luật Việt Nam còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhưng đánh giá một cách khách quan, pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam đã tạo được khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Các quy định này cũng được coi là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Và trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với quy định của pháp luật Việt Nam, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam cũng như Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Luật SHTT) khẳng định nguyên tắc cho phép áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Điều này thực sự đã tạo được cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung tại Việt Nam.

Về nguyên tắc, các quy định trong pháp luật Việt Nam được áp dụng chung cho các loại hình tác phẩm được liệt kê trong Điều 14 Luật SHTT và đối với quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa trong môi trường truyền thống và trong môi trường số. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số, bên cạnh các quy định chung đó, pháp luật Việt Nam có một số quy định điều chỉnh riêng vấn đề này.

2.Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, trên môi trường Internet nói riêng diễn ra đối với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính… Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác sự phát triển của công nghệ (Pear to Pear: P2P, Bit Torrent, Cyberlockers…).

Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan (quyền tác giả) của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), trong năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11,500,510,000 VNĐ. Trong hai năm 2010 – 2011, thanh tra Bộ VHTTDL đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 227,000,000 VNĐ đối với các công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đến công chúng số lượng lớn các bản ghi âm không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền. Trong năm 2013, thanh tra Bộ VHTTDL đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính với số tiền 2,033,000,000 VNĐ và yêu cầu ba website tháo gỡ hàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của sáu hãng phim lớn của Mỹ. Thanh tra Bộ VHTTDL cũng đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả đối với 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản. Đó là chưa kể đến các trường hợp xử lý ở các địa phương.[1]

Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam. Trên thực tế, với khoảng 400 website có sử dụng video (phim và nhạc) tại Việt Nam, trong đó phần lớn tác phẩm được sử dụng trái phép thì có thể thấy số lượng tác phẩm bị vi phạm quyền tác giả sẽ rất lớn. Thực tế việc sao chép, đăng tải lại các bài báo trên các báo điện tử, các website còn rất phổ biến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung tại rất nhiều quốc gia.. Ví dụ tại Hàn Quốc, trong năm 2011, có khoảng 2,7 tỉ nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền thống), thất thoát khoảng 2,400 tỉ won. Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép lậu online đã chiếm khoảng 4000 tỉ won[2]. Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi năm ngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất hơn 4 tỷ USD do những hành vi vi phạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các bộ phim trên internet[3].

      Có rất nhiều lý do giải thích cho tình trạng trên. Đầu tiên phải kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị cho phép truy cập mạng Internet đã khiến cho việc truyền tải, sao chép các tác phẩm trở nên rất dễ dàng. Sau đó là thói quen “sài chùa” và ý thức không tôn trọng pháp luật sở hữu trí tuệ của đại bộ phận người dân. Năng lực chuyên môn và sự thiếu hụt về nhân lực, về cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố làm cho việc thực thi quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế. Các chủ thể quyền chưa có ý thức bảo vệ quyền của mình. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp pháp luật chưa thực sự bắt kịp được với sự phát triển của công nghệ, chưa thực sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường Internet.

3.Những thách thức về mặt pháp lý đối với việc bảo hộ quyền tác giả trên Internet

Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng. Tuy nhiên, môi trường Internet cũng tạo điều kiện cho các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện một cách dễ dàng với mức độ thiệt hại rất cao và đặt ra rất nhiều thách thức đối với việc bảo hộ quyền tác giả, trong đó có nhiều thách thức về mặt pháp lý.

Về mặt nguyên tắc, các quy định của pháp luật về quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả được áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói chung, không phân biệt hình thức định dạng (tác phẩm in truyền thống hay định dạng là tác phẩm số hoặc các tác phẩm được số hóa). Tuy nhiên, đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số đòi hỏi cần phải có sự giải thích rõ ràng đối với một số quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả để làm cơ sở cho việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả và rộng hơn là cho việc bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường số. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề pháp lý phát sinh trong bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet mà chỉ giới hạn nghiên cứu một số vấn đề nhất định.

Xác định hành vi xâm phạm quyền sao chép và ngăn ngừa, xử lý hành vi sao chép trái phép

Theo quy định tại Điều 4(10) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sao chép được định nghĩa “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. Việc sao chép có thể được tiến hành một cách trực tiếp – là việc tạo ra bản sao từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, hoặc gián tiếp – là việc tạo ra các bản sao khác không từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, như sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác.[4] Quy định trên của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quyền sao chép trong môi trường truyền thống như sao chụp và sao chép trong môi trường số, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền tác giả như Công ước Berne[5] và WPPT[6]. Quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.

Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyền tác giả và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhiều nhất trong môi trường truyền thống (tác phẩm in, bản ghi âm, ghi hình) cũng như trong môi trường số. Trên môi trường Internet, việc sao chép và lưu trữ tác phẩm được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng rất lớn các bản sao nhưng chi phí rất thấp và chất lượng tuyệt hảo. Việc sao chụp truyền thống thường cho chất lượng không thực sự tốt, đặc biệt nếu sao chụp tác phẩm từ các bản copy. Nhưng trên môi trường Internet, có thể sao nhiều lần từ bản copy mà chất lượng đảm bảo như bản gốc. Vì vậy, chỉ cần đưa một bản copy tác phẩm lên Internet là có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người. Việc sao chép trên Internet cũng dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn việc sao chụp trong môi trường truyền thống rất nhiều. Chỉ cần một chiếc máy tính cá nhân hay máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, với một cái nhấp chuột là có thể sao chép được tác phẩm một cách dễ dàng. Các tác phẩm được sao chép có thể được lưu trữ dễ dàng với một dung lượng lớn các thông tin số hóa, và giới hạn dung lượng này được mở rộng hàng năm, đủ đáp ứng nhu cầu của thực tế với công nghệ ngày càng hiện đại hơn. Có thể vào bất cứ website có lưu trữ các tác phẩm nghe nhìn, người sử dụng Internet có thể nghe, xem trực tuyến thậm chí là download tác phẩm từ kho lưu trữ với hàng trăm nghìn tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền sao chép bị xâm phạm nghiêm trọng trong môi trường Internet.

Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sao chép trong môi trường Internet đang phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý phức tạp. Một trong những vấn đề đó là việc xác định các bản sao tạm thời có được pháp luật quyền tác giả bảo hộ hay không? Vấn đề khác liên quan đến việc sao chép trong các trường hợp sử dụng các giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả. Pháp luật quyền tác giả quy định một số các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả thù lao với điều kiện việc sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm[7]. Câu hỏi đặt ra, trong môi trường Internet việc thực thi quyền sao chép trong các trường hợp này như thế nào để thực sự đảm bảo cân bằng được lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng là điều không đơn giản. Có thể đưa ra một vài trường hợp. Thứ nhất, đối với trường hợp “tự sao chép không quá một bản nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học” theo quy định tại Điều 25(1(a)) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc quyền sao chép không quá 10% hoặc 20% số lượng tác phẩm (theo pháp luật một số nước) mà không phải xin phép, không phải trả thù lao sẽ được thực hiện như thế nào trong môi trường Internet? Không có bất cứ cơ chế nào kiểm soát số lượng tác phẩm được sao chép gắn với mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học của việc sao chép. Do đó, gần như chắc chắn là không thể thực hiện được quy định này trong môi trường Internet. Thứ hai, trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Pháp luật Việt Nam yêu cầu trong trường hợp này, thư viện không được sao chép quá một bản và không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số[8]. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thư viện được phép sao chép để lưu trữ hiện nay vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Trong phiên họp của Ủy ban quyền tác giả và quyền liên quan của WIPO vào tháng 12/2013, vấn đề này được đưa ra thảo luận và nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. có ý kiến cho rằng quyền này chỉ được phép khi bản gốc không thể lưu trữ được, nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng thư viện chỉ được quyền lưu trữ nhằm mục đích công cộng, phi lợi nhuận, nhằm bảo tồn di sản văn hóa[9].

Xác định hành vi xâm phạm quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn[10].

Việc truyền đạt và phân phối tác phẩm trên mạng Internet được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng trên phạm vi rộng hơn rất nhiều so với các phương thức truyền thống. Mạng Internet cho phép từ một máy chủ có thể truyền tải tới số lượng người không giới hạn và cho phép người sử dụng tiếp cận nguồn thông tin vào bất cứ thời gian, địa điểm nào mà họ mong muốn. Với công nghệ P2P, việc truyền đạt tác phẩm giữa các máy tính cá nhân được tiến hành dễ dàng hơn mà không cần thông qua máy chủ. Đặc biệt, mỗi người sử dụng Internet đều có thể thực hiện hành vi truyền tải tác phẩm tới những người khác, không giới hạn ở bất cứ yếu tố nào. Do đó nếu một tác phẩm được công bố trên Internet mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì thiệt hại sẽ là rất lớn. Trong trường hợp hợp này, các tác phẩm được công bố trái phép sẽ dẫn đến việc truyền tải, sao chép và thậm chí là phân phối một cách dễ dàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bất tận” là một ví dụ điển hình tại Việt Nam. Mặc dù bộ phim chưa có kế hoạch giới thiệu dưới dạng DVD tại thị trường Việt Nam nhưng trên một số website đã xuát hiện đường dẫn chia sẻ bộ phim miễn phí. Trên thị trường băng đĩa cũng lập tức xuất hiện các bản phim “Cánh đồng bất tận” dưới dạng DVD lậu. Mặc dù toàn bộ hình ảnh của trong phim đều là sơ dựng, chưa qua xử lý hậu kỳ như khẳng định của nhà sản xuất nhưng vẫn được thị trường chấp nhận, gây thiệt hại rất lớn cho chủ sở hữu.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận, việc có thể công bố, phổ biến và phân phối, lưu trữ tác phẩm trên Internet một cách dễ dàng, nhanh chóng với quy mô toàn cầu có tác động cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực đến việc bảo hộ quyền tác giả. Ở khía cạnh tích cực, Internet giúp cho tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo khán giả một cách thuận tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với phương thức truyền thống trước đây. Internet cũng giúp thương mại hóa các sản phẩm này một cách dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Ví dụ, một Album nhạc khi được tải lên các website thì người sử dụng ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới có thể kết nối Internet đều có thể vào nghe và sao chép mà chủ sở hữu bản quyền tác phẩm không phải tốn tiền chi phí cho sản xuất, đóng gói, phân phối và marketting những chiếc đĩa CD/DVD tới những địa chỉ nhận trên thực tế. Việc phân phối cũng không gặp khó khăn từ các thủ tục hải quan hay các thủ tục xin phép phức tạp khác. Mặt khác, Internet cũng tạo điều kiện cho người sử dụng có thể truy cập, sử dụng thậm chí kinh doanh trái phép các tác phẩm này mà không trả tiền sử dụng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền tác giả. Với hàng triệu triệu người sử dụng Internet và hàng triệu Website như hiện nay, việc kiểm soát tất cả nội dung đăng tải trên tất cả các website để đảm bảo cho việc bảo hộ quyền tác giả là điều gần như không thể.

Trên thực tế, việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm trên môi trường Internet là không đơn giản. Đôi khi, việc sử dụng tác phẩm trong môi trường truyền thống được xem là không xâm phạm quyền tác giả nhưng trong môi trường số vấn đề có thể được nhìn nhận ở góc độ khác đi. Ví dụ, trong các thư viện truyền thống hiện nay, trong kho tác phẩm của thư viện bao gồm các nguồn sách do thư viện đặt mua, các nguồn sách do được tặng cho từ tổ chức, cá nhân có thể là chủ sở hữu quyền tác giả, có thể không phải chủ sở hữu quyền tác giả, các sách được nộp lưu chiểu. Các tác phẩm này được lưu giữ có thể chỉ là một bản duy nhất, có thể nhiều bản. Các độc giả đến thư viện đều được quyền tự do đọc tại chỗ, thậm chí một số trường hợp, nếu có nhiều đầu sách trên một tác phẩm, độc giả có thể mượn mang về nhà mà không bị tính phí. Thực chất trong trường hợp này, hành vi này cũng cần xem xét dưới góc độ pháp luật quyền tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, đây được xem như một hoạt động bình thường của thư viện truyền thống nhằm thực hiện chức năng của mình mà không có bất cứ một sự phản đối nào từ phía chủ sở hữu quyền tác giả hay từ cá nhân, tổ chức khác. Nếu thư viện số hóa các nguồn sách này, lưu trữ và cho phép truy cập hoặc phân phối trên Internet thì đây là hành vi xâm phạm quyền. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, nếu vẫn từ các nguồn sách đó, thư viện số hóa và lưu trữ trên máy chủ một bản sao tác phẩm, cho phép người đọc truy cập chỉ trong mạng nội bộ của thư viện chứ không phải trên mạng Internet, không thu phí truy cập, không cho phép download thì thư viện có xâm phạm quyền sao chép và quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng không? Nếu hiểu theo các quy định hiện hành của pháp luật, trong trường hợp này thư viện đã vi phạm quyền sao chép và quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Còn nếu thư viện thu tiền khi người sử dụng truy cập nguồn dữ liệu này thì thư viện đã vi phạm cả quyền phân phối tác phẩm. Tuy nhiên, thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[11]. Nhưng trong hoạt động của mình, thư viện có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về quyền tác giả. Thiết nghĩ, pháp luật cần có quy định cụ thể về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện, giải quyết được sự mâu thuẫn trong việc bảo hộ quyền tác giả trong các thư viện số với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

Ngoài ra, khi các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ mới thì việc xác định càng khó khăn hơn. Trong nhiều trường hợp, pháp luật đã không theo kịp được sự phát triển của công nghệ, không điều chỉnh kịp thời những hành vi xâm phạm quyền xảy ra trên thực tế. Đặc biệt, trong trường hợp người vi phạm cố tình khai thác các tính năng của công nghệ mới để thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả ở mức độ tinh vi. Ví dụ, các website không trực tiếp lưu trữ kho tác phẩm hoặc không cho phép người sử dụng trực tiếp nghe nhạc, xem phim trực tuyến hay download tác phẩm mà chỉ đơn giản là cung cấp các đường link để người sử dụng có thể truy cập vào các kho dữ liệu này. Không phải trong mọi trường hợp, việc cung cấp các đường Link chia sẻ dữ liệu đều là sự vi pham bản quyền vì nhiều Website cho phép truy cập miễn phí. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền trong trường hợp này là không đơn giản. Hoặc với mạng đồng đẳng (Pear to Pear) các máy tính hoàn toàn có thể chia sẻ các dữ liệu với nhau, trong trường hợp này không dễ để xác định được hành vi xâm phạm và quy trách nhiệm đối với hành vi vi phạm bản quyền.

Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet

Theo Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; (ii) thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn… Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề gặp nhiều khó khăn trên thực tế, và việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet còn khó khăn hơn rất nhiều. Đơn cử như trường hợp một tác phẩm điện ảnh được lưu trữ và cho phép truy cập trái phép trên mạng Internet, có thể sử dụng công cụ kỹ thuật để đếm được bao nhiêu lượt người truy cập để xem và/hoặc download tác phẩm đó một cách trái phép trên một website cụ thể. Trong trường hợp này, nếu giả định việc xem trực tuyến và/hoặc tải tác phẩm đó đã được định sẵn cho mỗi lần truy cập thì có thể tính được sơ bộ thiệt hại mà chủ sở hữu quyền tác giả bị mất trên thực tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều trường hợp tác phẩm được sao chép trái phép từ một website, sau đó tiếp tục được đưa lên các Website khác hoặc được các cá nhân chia sẻ với nhau. Rất khó kiểm soát được số lượng người truy cập trái phép trong trường hợp trên. Ngoài ra, cơ sở để đánh giá mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh đối với lĩnh vực quyền tác giả cũng đặc biệt khó khăn. Vì việc sử dụng tác phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tâm lý của công chúng, khả năng thẩm thấu nghệ thuật… Ví dụ, trường hợp tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bất tận”, “Bụi đời chợ lớn” bị công bố trái phép trên mạng Internet, sau đó được truyền tải rộng rãi trên mạng cũng như được phân phối dưới hình thức DVD lậu, khó mà xác định được chính xác mức thiệt hại. Bởi lẽ, không ai biết được tác phẩm này, nếu được trình chiếu ngoài rạp chiếu phim, sẽ có bao nhiêu lượt vé được bán, chiếu được trong bao lâu? Doanh thu là bao nhiêu?

Đối với thiệt hại tinh thần, trong lĩnh vực quyền tác giả, đôi khi tổn thất về tinh thần còn nặng nề hơn tổn thất vật chất, nhưng khó mà chứng minh được các tổn thất về tinh thần, Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần tối đa cũng chỉ 50,000,000 VND là quá ít.

Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet là vấn đề không đơn giản. Trong nhiều trường hợp, chủ website dấu danh tính thật của mình. Nhiều trường hợp khác, khó xác định chủ thể xâm phạm quyền. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian[12] trong việc bảo hộ quyền tác giả trên môi trường Internet và mạng viễn thông đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả do người sử dụng đưa lên các trang mạng xã hội cũng là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi tại nhiều nước với cách thức giải quyết rất khác nhau. Tại Việt Nam, theo Thông tư Liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông (Thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISPs) có quyền thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, xử lý các thông tin được đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cũng như quyền đơn phương từ chối cung cấp dịch vụ trái quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan (quyền tác giả). Bên cạnh đó, ISPs có trách nhiệm gỡ bỏ và xóa nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng và tạm ngừng đường truyền Internet, đường truyền viễn thông sau khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông hoặc thanh tra Bộ VHTTDL hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. Đồng thời, ISPs phải chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan trong các trường hợp sau:

           a) Là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số qua mạng viễn thông và Internet mà không được phép của chủ thể quyền;

           b) Sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép của chủ thể quyền;

           c) Cố tình huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu hoá các biện pháp kỹ thuật do chủ thể quyền thực hiện để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;

           d) Hoạt động như nguồn phân phối thứ cấp các nội dung thông tin số do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà có[13].

Nhiều ý kiến cho rằng việc quy trách nhiệm bồi thường của ISPs trong các trường hợp trên là quá nghiêm khắc. Chỉ nên áp dụng các biện pháp này trong trường hợp chủ sở hữu website không gỡ bỏ nội dung số vi phạm bản quyền sau khi đã có kết luận của thanh tra mà không thực hiện yêu cầu đó. Pháp luật một số quốc gia cũng không quy trách nhiệm bồi thường cho ISPs.

Xác định tòa án có thẩm quyền

Việc khởi kiện ra tòa án yêu cầu bảo vệ quyền tác giả khi hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra tại một nước nhưng host của website lại được đặt tại một quốc gia khác cũng là vấn đề phức tạp. Tại nhiều quốc gia, tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet, nếu chủ sở hữu website đạt tại nước ngoài và không có chi nhánh, văn phòng đại diện hay tài sản ở quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, cần khởi kiện tại tòa án nước ngoài. Đơn cử, trường hợp vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2014” trên Internet. Tác phẩm này đã bị một số đơn vị kinh doanh mạng phát tán trái phép trên Internet, trong đó có những tên tuổi lớn như YouTube. Điều đáng nói, công ty đầu tư và phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) đơn vị được Đài truyền hình Việt Nam – chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm trên ủy quyền khai thác tác phẩm, đã gửi văn bản đến hơn 100 đơn vị kinh doanh mạng thông báo về vấn đề bản quyền của chương trình. Khi phát hiện chương trình được đưa trái phép lên YouTube, CNC đã có nhiều hành động nhằm bảo vệ quyền tác giả của tác phẩm, trong đó có ý định khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu chủ sở hữu quyền tác giả (đài truyền hình Việt Nam) khởi kiện tại Toà án Việt Nam thì tòa án có thẩm quyền xét xử hay không và nếu có thì phán quyết buộc YouTube (Mỹ) bồi thường cho CNC sẽ được giải quyết như thế nào? Câu hỏi tưởng chừng “phi thực tế” vì chủ thể bị xâm phạm quyền là pháp nhân Việt Nam, hành vi đưa tác phẩm lên mạng xảy ra từ Việt Nam, tác phẩm được sáng tạo tại Việt Nam và được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam và pháp luật của Mỹ trên cơ sở các điều ước quốc tế như Công ước Berne, hiệp đinh bản quyền giữa Việt Nam và Mỹ, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ…tại sao đặt vấn đề tòa án Việt Nam có thẩm quyền hay không? Nhưng có thể khẳng định khá chắc chắn là nếu khởi kiện tại tòa án Việt Nam, tòa án sẽ từ chối thụ lý vì bị đơn không có trụ sở hay chi nhánh tại Việt Nam, không có tài sản tại Việt Nam. Nếu phán quyết của tòa án Việt Nam tuyên buộc YouTube Mỹ bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền thì khả năng thực thi tại Mỹ lại càng thấp hơn. Vì muốn thực thi, bên thắng kiện phải thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án Việt Nam tại Mỹ và khả năng để được công nhận và cho thi hành là hầu như không vì pháp luật Mỹ đã có án lệ về vấn đề này[14]. Nếu chủ thể quyền tác giả tiến hành các thủ tục khởi kiện YouTube trên đất Mỹ, chi phí sẽ rất tốn kém và khả năng thắng là rất ít vì như đã đề cập ở trên, đã từng có phán quyết mang tính tiền lệ về vấn đề này và YouTube đã giành phần thắng.

4. Giải pháp

Việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự đa dạng của các thiết bị có khả năng truy cập Internet, sự gia tăng sử dụng Internet đã đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp trong bảo hộ quyền SHTT, đặc biệt là quyền tác giả. Mặc dù chính phủ các nước đã rất nỗ lực trong việc thiết lập khung pháp luật quốc tế cung như hoàn thiện pháp luật trong nước cho việc bảo hộ các quyền này trong môi trường số, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực thi quyền nhưng rõ ràng là việc đảm bảo thực thi hiệu quả các quyền này trong môi trường số không phải là vấn đề đơn giản.

Giải pháp tốt nhất cho việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet là sử dụng kết hợp giữa các giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ. Một khung pháp lý đầy đủ và hiệu quả sẽ là cơ sở quan trọng cho việc bảo vệ quyền tác giả. Nhưng giải pháp công nghệ đóng vai trò không kém phần quan trọng so với giải pháp pháp lý. Nếu có thể sử dụng công nghệ để xâm phạm quyền tác giả thì ngược lại, cần sử dụng công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền và bảo vệ quyền. Có nhiều giải pháp công nghệ đã được triển khai như ICOP (Illegal content obstruction program – Hệ thống quản lý sao chép lậu). Hệ thống này cho phép, bằng biện pháp kỹ thuật nhận ra những điểm đặc biệt và tìm kiếm tự động, có thể giám sát tự động các nội dung bị sao chép trên Internet và tự động yêu cầu làm giám đoạn quá trình sao chép. Một cách thức khác là sử dụng P2P, hình thức đặc biệt của Online service Provide để quản lý, báo cáo nhận dạng và lưu trữ các nội dung download. Ngoài ra, gần đây công nghệ điện toán đám mây cũng một trong những lựa chọn tốt góp phần bảo vệ các tác phẩm trên Internet một cách an toàn hơn. Trước đây, phần lớn chỉ các doanh nghiệp lớn mới có đủ ngân sách để đầu tư hạ tầng và giải pháp triển khai giải pháp CNTT bảo vệ bản quyền nội dung số. Ngày nay, với công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thuê hạ tầng và các phần mềm hệ thống để triển khai giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số với chi phí đầu tư và công nghệ tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh các giải pháp pháp lý và công nghệ, cần tiếp tục nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi và tuyên truyền rộng rãi đến người sử dụng các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để nâng cao ý thức bảo vệ quyền từ phía người sử dụng. Các chủ thể quyền cần áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền của mình và chủ động trong việc yêu cầu xử lý xâm phạm khi có hành vi xâm phạm quyền của mình.



[1] Báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trang 9, 10.  

[2] Jung Tae Sun, Tình hình vi phạm bản quyền ở Hàn Quốc và viễn cảnh tương lai, bài tham luận tại Hội thảo “Bảo hộ bản quyền trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình trong môi trường số”, trang 5.

[3] Xem chi tiết tại: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Lien-bang-Nga-chong-vi-pham-ban-quyen-tren-Internet/77181.vtv#sthash.oWyVP6cl.dpuf, truy cập ngày 20/5/2014.

[4] Điều 31(1,2) Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

[5] Điều 9 Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (Công ước Berne).

[6] Được quy định trong Điều 7

[7] Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 9 Công ước Berne

[8] Điều 25(1(đ) Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 25(2) Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP và Nghị định số 01/2012/NĐ-CP (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP)

[9] Working document containing comments on a textual suggestions towards an appropriate international legal instrument (in whatever form) on exceptions and limitations for libraries and archives, được thông qua bởi Uỷ ban Quyền Tác giả và Quyền liên quan, WIPO, tại Phiên họp thứ 26, Geneva, ngày 16-20/12/2013.

[10] Điều 25 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP

[11] Điều 1 Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2010

[12] Dịch vụ trung gian bao gồm dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ tìm kiếm thông tin số, dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số, bao gồm cả việc cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử.

[13] Xem chi tiết tại Điều 5 của Thông tư

[14] Đây là án lệ liên quan đến vấn đề bản quyền giữa YouTube và tập đoàn giải trí Viacom do Tòa án Liên bang đưa ra vào ngày 23/6/2010. Phán quyết đã xác định, YouTube là một dịch vụ web mở, cho phép người dùng tự do đăng tải các nội dung khác nhau. Tuy là YouTube có chứa những đoạn video vi phạm bản quyền của Viacom, nhưng do nội dung đưa lên quá nhiều, nên YouTube không thể kiểm soát hết được. Thêm vào đó, khi nhận được thông báo của các bên nắm bản quyền, YouTube đã nhanh chóng xóa bỏ các nội dung đó.

 

Nguồn: Bài tham luận "Hội thảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam" tại trường ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh

 

Thứ hai, 16 Tháng 6 2014 01:31

VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET[1]

                                                                                                                        Đỗ Khắc Chiến

VPLS Phạm và Liên danh

 

SAO CHÉP VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU TRÊN INTERNET

Công nghệ số cho phép sử dụng dữ liệu[2] để biểu diễn và lưu trữ mọi tư liệu được thể hiện dưới hình thức đồ thị[3] hoặc âm thanh.

Như vậy, mọi đối tượng bảo hộ thuộc lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan[4] mà hình thức thể hiện là đồ thị hoặc âm thanh đều có thể được định hình[5] bằng dữ liệu sao cho dựa vào đó đối tượng bảo hộ có thể được nhận biết[6], sao chép[7] hoặc truyền đạt[8], trực tiếp hoặc thông qua một thiết bị.

Ví dụ tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm hội họa, tác phẩm nghe nhìn, chương trình máy tính, bản ghi âm, cuộc phát sóng đều có thể được định hình bằng tệp[9] dữ liệu.  

Hiện nay, dữ liệu được truyền trên Internet nhờ công nghệ mang tên“nối chuyển gói”[10], sử dụng bộ giao thức Internet TCP/IP.

Hệ quả quan trọng nhất mà việc sử dụng công nghệ truyền nối chuyển gói trên Internet mang lại đối với lĩnh vực quyền tác giả là bản sao tạm thời[11] của dữ liệu luôn phải được tạo ra tại bộ nhớ động của máy tính (RAM)[12] ở điểm nút trung gian trên mạng hoặc bộ nhớ động của thiết bị thực hiện chức năng tương tự như vậy trong quy trình truyền dữ liệu.

Yêu cầu phải tạo ra bản sao tạm thời của dữ liệu tương ứng với đối tượng bảo hộ dẫn đến sự khác biệt căn bản về sao chép trong môi trường Internet và môi trường truyền thống, vì pháp luật quyền tác giả trong môi trường truyền thống được thiết kế và xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ gắn với bản sao hữu hình[13].

Trong môi trường truyền thống, nói chung dễ biết việc bản sao đối tượng bảo hộ được tạo ra, đồng thời có ranh giới rõ ràng giữa hoạt động sử dụng đối tượng bảo hộ gắn với bản sao[14] và không gắn với bản sao[15].

Trong môi trường Internet, nói chung khó biết việc bản sao, đặc biệt là bản sao tạm thời, được tạo ra và hiện diện ở đâu trên Internet. Đồng thời, ranh giới giữa hoạt động sử dụng đối tượng bảo hộ gắn với bản sao và không gắn với bản sao bị lu mờ, vì hầu như mọi hình thức sử dụng đối tượng bảo hộ đã biết trong môi trường truyền thống[16] đều luôn đi kèm với sao chép đối tượng bảo hộ, ít nhất là sao chép tạm thời, trong môi trường Internet.

QUYỀN SAO CHÉP TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET

Bản sao tạm thời và quyền sao chép

Nếu bản sao tạm thời được coi là bản sao theo mục đích bảo hộ quyền tác giả thì phạm vi bảo hộ[17] quyền sao chép (độc quyền kiểm soát hoạt động sử dụng đối tượng bảo hộ của người nắm giữ quyền sao chép) trong môi trường Internet được mở rộng so với trong môi trường truyền thống. Đồng thời, vì bản sao tạm thời phải được tạo ra trong hầu hết trường hợp sử dụng đối tượng bảo hộ nên các quyền tương ứng với các hình thức sử dụng khác không còn độc lập với quyền sao chép.

Vì lý do tương tự, các giới hạn[18] đối với độc quyền (các trường hợp pháp luật trực tiếp cho phép sử dụng đối tượng bảo hộ, bất kể người nắm giữ quyền đồng ý hay không) bị thu hẹp so với trong môi trường truyền thống.

Sự thay đổi phạm vi bảo hộ và giới hạn quyền, đến lượt chúng, có tác động trực tiếp và quyết định đối với việc xác định hành vi xâm phạm[19] quyền tác giả, tức là đối với thực thi [20]quyền tác giả.

Hai tiêu chí chủ yếu nhất để phân biệt bản sao hữu hình hoặc cố định[21] với bản sao tạm thời lưu trữ trong RAM là (i) việc lưu trữ dữ liệu trong RAM có được coi là định hình[22] đối tượng bảo hộ hay không và (ii) khoảng thời gian tồn tại của dữ liệu trong RAM là bao lâu để bản sao không bị coi là chỉ mang tính chuyển tiếp[23].

Về hai tiêu chí trên, hiện đang có ý kiến khác nhau hoặc sự chia rẽ quan điểm giữa các hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp và giới học giả. Một số cho rằng bản sao tạm thời hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí chung về bản sao; một số khác cho rằng bản sao tạm thời không đáp ứng các tiêu chí chung về bản sao; một số khác nữa cho rằng bản sao tạm thời chỉ đáp ứng các tiêu chí chung về bản sao nếu một số điều kiện được đảm bảo; số còn lại không có ý kiến.

Bản sao tạm thời theo WCT và WPPT

Hai điều ước quốc tế đa phương là Hiệp ước WIPO[24] về Quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước WIPO về Biểu diễn và ghi âm (WPPT) đã được thông qua vào năm 1996[25] nhằm cập nhật sự phát triển trong lĩnh vực quyền tác giả do tác động của Internet. Đồng thời, hai Hiệp ước WIPO cũng được dự kiến để làm cho pháp luật quyền tác giả đã xác lập tại thời điểm đó trong các nước thành viên tương thích hơn với các quy định của Hiệp định TRIPS[26].

Mục đích của WCT là củng cố thêm Công ước Berne[27] công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác giả, còn mục đích của WPPT là củng cố thêm Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng[28] (thường gọi chung là quyền liên quan).

Tuy nhiên, đối với quyền sao chép, WCT và WPPT vẫn để ngỏ vấn đề bản sao tạm thời, chỉ dừng lại ở mức đưa vào ghi chú những “tuyên bố theo thỏa thuận”[29], theo đó lưu trữ đối tượng bảo hộ dưới hình thức số được coi là làm bản sao[30]. Do đó có thể xảy ra tình trạng không rõ ràng trong quy định thi hành WCT và WPPT tại các nước thành viên, đặc biệt là vì Điều 9 Công ước Berne cho phép thành viên quy định những ngoại lệ nhất định đối với quyền sao chép[31].

Để thích nghi với môi trường Internet, WCT và WPPT quy định một quyền mới trong quyền tác giả, với tên gọi “quyền chuẩn bị sẵn để công chúng tiếp cận”[32]. Quyền chuẩn bị sẵn để công chúng tiếp cận là yếu tố trung tâm của cái gọi là “giải pháp cái ô[33] về các quyền cần được quy định trong hoạt động truyền số tương tác[34] qua mạng máy tính toàn cầu (Internet)[35].

Trong quá trình chuẩn bị WCT và WPPT, nhận thức được đa số thống nhất là việc sử dụng đối tượng bảo hộ trên Internet và truyền đối tượng bảo hộ qua Internet (hoặc mạng tương tự có thể có trong tương lai) phải thuộc độc quyền kiểm soát của người nắm giữ quyền. Đồng thời, cũng có mong muốn chung là cố gắng áp dụng tối đa các chuẩn mực đã được thiết lập để điều chỉnh hiện tượng mới này (vì hoạt động thực tiễn, quan hệ hợp đồng, v.v. đã được khẳng định dựa trên các chuẩn mực đó có thể tiếp tục được tận dụng).

Có thể nhận thấy rằng hoạt động truyền tương tác làm lẫn lộn ranh giới giữa hai nhóm quyền truyền thống đồng thời cũng là hai nhóm quyền tách biệt nhau trong quyền tác giả, đó là nhóm quyền gắn với bản sao và nhóm quyền không gắn với bản sao.

Trong các nước có dự kiến điều chỉnh hoạt động truyền tương tác, xuất hiện hai xu hướng chính, một số dựa trên quyền phân phối[36] còn một số dựa trên quyền truyền đạt tới công chúng [37]. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng quyền phân phối hoặc quyền truyền đạt, thậm chí tổ hợp của hai quyền đó, để giải quyết vấn đề truyền tương tác không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn một quyết định.

Trong trường hợp quyền phân phối, ở nhiều nước khái niệm phân phối gắn liền với chuyển giao[38] tài sản và/hoặc chiếm giữ bản sao hữu hình[39]. Nếu áp dụng quyền phân phối thì phải khẳng định rằng việc chuẩn bị sẵn bản sao thông qua truyền dữ liệu tới máy tính hoặc thiết bị cuối cũng thuộc phạm vi quyền phân phối.

Trong trường hợp quyền truyền đạt, có hai vấn đề cần được làm rõ, đó là (i) truyền đạt bao gồm tình huống mà công chúng phải tác động để hệ thống thiết bị làm cho việc truyền đạt xảy ra trên thực tế[40] và (ii) khái niệm “công chúng” phải được giải thích để bao gồm trường hợp sử dụng phương thức truyền theo yêu cầu[41].

Quyền chuẩn bị sẵn để công chúng tiếp cận được quy định tại Điều 8 WCT (đối với tác phẩm), Điều 10 WPPT (đối với cuộc biểu diễn) và Điều 14 WPPT (đối với bản ghi âm).

Phương án mà WCT và WPPT lựa chọn là áp dụng quyền truyền đạt, bằng cách (i) mở rộng phạm vi áp dụng quyền truyền đạt tới mọi loại hình tác phẩm[42] và (ii) khẳng định phạm vi quyền truyền đạt bao gồm truyền trong hệ thống tương tác[43].

WCT và WPPT dành cho các bên cam kết quyền lựa chọn phương án thi hành các quy định, phù hợp với cam kết quốc tế và điều kiện riêng của mình.

Bản sao tạm thời theo pháp luật của EU

Năm 2001 Nghị viện và Ủy ban EU đã thông qua một đạo luật với tên gọi “Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu về hài hòa một số khía cạnh của quyền tác giả và quyền liên quan trong xã hội thông tin”[44] (sau đây gọi tắt là Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu), nhằm đảm bảo việc thi hành WCT và WPPT trong khối.

Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu khẳng định mạnh mẽ các quyền của người nắm giữ quyền trong kiểm soát việc sao chép, phân phối và giới thiệu đối tượng bảo hộ trên Internet.

Về quyền sao chép, Điều 2 Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu buộc các thành viên phải “quy định độc quyền cho phép hoặc cấm làm bản sao tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp, cố định hoặc tạm thời, dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào”.

Lời văn của Điều 2 và bình luận chính thức về Điều 2 Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu chứng tỏ quan niệm rộng về phạm vi bản sao, bao gồm bản sao tạm thời được tạo ra trong quá trình truyền hoặc sử dụng đối tượng bảo hộ trong môi trường trực tuyến.

Tuy nhiên, để cân bằng lại, Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu quy định tại Điều 5(1) các ngoại lệ trực tiếp[45] đối với quyền sao chép, trong trường hợp “hành vi sao chép tạm thời…là hành vi quá độ hoặc xảy ra ngẫu nhiên mà là một phần cấu thành và phần quan trọng của quy trình công nghệ với mục đích duy nhất là cho phép: (a) truyền trên mạng giữa các bên thứ ba do bên trung gian thực hiện và (b) thực hiện việc sử dụng hợp pháp đối với tác phẩm hoặc đối tượng bảo hộ khác mà việc sử dụng đó không có tầm quan trọng độc lập về kinh tế.”

Dường như quy định về ngoại lệ tại Điều 5(1) Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu bao hàm quy trình lưu trữ và chuyển tiếp được các định tuyến[46] lựa chọn và ít nhất cũng bao gồm bản sao tạo ra trong RAM do hoạt động duyệt web[47] của người sử dụng cá nhân (vấn đề duyệt web nhằm mục đích thương mại có tầm quan trọng kinh tế độc lập hay không chưa rõ).

Ngoại lệ theo Điều 5(1) nói trên không áp dụng đối với chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu, vì các đối tượng đó được điều chỉnh bằng các đạo luật riêng.

Như vậy, Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu cho phép làm bản sao khi sử dụng đối tượng bảo hộ một cách ngẫu nhiên thông qua một quy trình công nghệ, chẳng hạn như truyền đối tượng bảo hộ qua mạng hoặc tải đối tượng bảo hộ vào bộ nhớ để xem hoặc trình diễn.

Có thể thấy, về nguyên tắc, quy định về phạm vi quyền sao chép tại Điều 2 và ngoại lệ tại Điều 5(1) Đạo luật Quyền tác giả Châu Âu đã tạo ra cơ sở rõ ràng cho việc xác định hành vi sao chép tạm thời trong môi trường Internet[48].

Bản sao tạm thời theo pháp luật Hoa Kỳ và phán quyết của tòa án Hoa kỳ

Hoa kỳ ban hành Đạo luật Quyền tác giả số thiên niên kỷ[49] (sau đây gọi tắt là DMCA) ngày 28 tháng 10 năm 1998, nhằm thi hành các hiệp định WIPO (WCT và WPPT). Tuy nhiên, DMCA không quy định rõ ràng về phạm vi quyền sao chép trong môi trường số.

Như vậy, tại Hoa Kỳ phạm vi quyền sao chép trong môi trường số hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào sự diễn giải và áp dụng pháp luật quyền tác giả của hệ thống tư pháp[50], thông qua hoạt động xét xử cụ thể tại tòa án dựa trên cơ sở giải thích và áp dụng quy định về quyền tác giả trong môi trường truyền thống và/hoặc án lệ. Qua một loạt phán quyết của tòa án Hoa Kỳ, có thể thấy vấn đề quyền sao chép trong môi trường Internet chưa được giải quyết thống nhất.

Phán quyết trong vụ MAI Systems Corp. v. Peak Computer[51] khẳng định rằng theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ thì việc tải một chương trình máy tính vào RAM được coi là làm bản sao, trên cơ sở lập luận rằng bản sao có thể được tạo ra trong mỗi giai đoạn truyền tác phẩm qua Internet.

Nhưng trong vụ Inc. v. Devcom Mid-Am., Inc[52]. (sau MAI) dường như tòa án lại cho rằng việc tiếp cận chương trình máy tính từ một chương trình mô phỏng thiết bị cuối[53] không được coi là làm bản sao. Trong vụ Lewis Galoob Toys, Inc. v. Nintendo of America, Inc. phán quyết cũng tương tự.

Mặc dầu vậy, trong trường hợp liên quan đến bản sao tạm thời, đa số các vụ do tòa án Hoa Kỳ xét xử đều theo phán quyết trong vụ MAI.

Bản sao tạm thời theo pháp luật Việt Nam

Luật SHTT hiện hành (Luật sửa đổi Luật SHTT năm 2009) hoàn toàn không quy định về bản sao tạm thời trong môi trường Internet. Quy định duy nhất đề cập đến bản sao tạm thời là quy định tại điểm d) khoản 1 Điều 32 Luật SHTT nói về quyền làm bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng, tức là quy định về bản sao tạm thời hữu hình.

Tuy nhiên, Luật SHTT năm 2005 đã từng quy định tại khoản 10 Điều 4 rằng “[s]ao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”[54].

Sửa đổi tương tự cũng đã được thực hiện (theo Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2011) đối với quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 100/2006 về bản sao tạm thời.

Với sửa đổi nói trên, pháp luật quyền tác giả Việt Nam khẳng định rõ ràng rằng bản sao tạm thời dưới dạng điện tử không phải là bản sao theo mục đích bảo hộ quyền tác giả, tức là hành vi làm bản sao tạm thời không thuộc độc quyền kiểm soát của người nắm giữ quyền.

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET

Trên nguyên tắc, quy định pháp luật quyền tác giả hiện hành của Việt Nam có thể được giải thích và/hoặc áp dụng trong môi trường Internet tương tự như trong môi trường truyền thống, với điều kiện bản sao tạm thời không được coi là bản sao theo mục đích bảo hộ quyền tác giả.

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu và phân tích cho thấy khả năng điều chỉnh hành vi trên Internet của pháp luật quyền tác giả Việt Nam rất hạn chế, vì các quy định pháp luật nội dung về quyền tác giả còn rất nhiều bất cập, khiến cho việc giải thích và/hoặc áp dụng ngay trong môi trường truyền thống cũng khó thực hiện, thậm chí trong một số không ít trường hợp là bất khả thi.[55]

Tuy nhiên, mục đích của bài viết này không phải là diễn giải và phân tích các quy định nội dung của pháp luật quyền tác giả Việt Nam.

 

Nguồn: Bài tham luận "Hội thảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam"

tại trường ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh



[1] Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả; bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào đều có thể sử dụng bài viết dưới hình thức sao chép, với điều kiện tôn trọng các quyền nhân thân theo quy định của pháp luật quyền tác giả.

[2] Trong môi trường Internet, “dữ liệu” dùng để chỉ dữ liệu số (digital data).

[3] Graphic: thể hiện trên không gian hai chiều, bằng dấu hiệu, ngôn ngữ, đường nét, mầu sắc, hình ảnh.

[4] Để thuận lợi cho việc trình bầy và theo dõi, trong bài viết này “quyền tác giả” có thể dùng để chỉ chung “quyền tác giả và quyền liên quan”, “đối tượng bảo hộ” có thể dùng để chi chung đối tượng bảo hộ thuộc quyền tác giả (tác phẩm văn học và nghệ thuật, hoặc tác phẩm) và đối tượng bảo hộ thuộc quyền liên quan (cuộc biểu diễn, bản ghi âm[4] hoặc ghi hình, cuộc phát sóng), trừ trường hợp cần phân biệt rõ.

[5] To fix (fixation).

[6] To be perceived.

[7] To be reproduced, to be copied.

[8] To be communicated.

[9] File.

[10] Packet switching.

[11] Interim or temporary.

[12] Random access memory.

[13] Tangible copy or tangible reproduction.

[14] Copy-related.

[15] Non-copy-related.

[16] Ví dụ sao chép, phân phối, biểu diễn, trưng bầy, truyền đạt.

[17] Scope of protection.

[18] Limitations and exceptions.

[19] Infringement.

[20] Enforcement.

[21] Permanent.

[22] Khi tắt nguồn máy tính thì dữ liệu trong RAM biến mất và có thể chỉ một phần dữ liệu xuất hiện trong RAM.

[23] Transitory.

[24] Tổ chức Tài sản trí tuệ thế giới (World Intellectual Property).

[25] WCT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 tháng 3 năm 2002 và WPPT từ ngày 20 tháng 5 năm 2002.

[26] Việt Nam chưa phải là thành viên của hai Hiệp ước WIPO, nhưng trong tương lai nếu Việt Nam tham gia TPP thì bắt buộc phải gia nhập.

[27] Công ước về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, được thông qua năm 1886.

[28] Được thông qua năm 1961.

[29] Agreed Statements.

[30] Ghi chú 1 tại Điều 1 WCT và ghi chú 6 tại Điều 7 WPPT.

[31] Theo Công ước Vienna 1969, Tuyên bố theo thỏa thuận là bằng chứng về phạm vi và ý nghĩa của lời văn trong điều ước.

[32] “making available to the public”.

[33] “umbrella solution”. Nhằm dành quyền linh hoạt cho các thành viên trong quy định hình thức thực hiện.

[34] Interactive digital transmissions.

[35] Trong Công ước Berne, phạm vi của quyền chuẩn bị sẵn để công chúng tiếp cận rộng hơn so với “xuất bản”, vì bao gồm cả hành vi gắn với bản sao và hành vi không gắn với bản sao (Điều 7(2) và (3)).

[36] Distribution right.

[37] Right of communication to the public.

[38] Transfer.

[39] Học thuyết bán lần đầu (first-sale) hoặc cạn kiệt quyền (exhaution of right) được áp dụng.

[40] Trong môi trường truyền thống, công chúng chỉ cần mở thiết bị thu để tiếp nhận sự truyền đạt âm thanh, hình ảnh hoặc hình ảnh và âm thanh.

[41] On demand: công chúng bao gồm nhiều cá thể tiếp cận đối tượng bảo hộ tại địa điểm khác nhau, thời điểm khác nhau.

[42] Quyền truyền đạt theo Công ước Berne chỉ áp dụng đối với một số loại hình tác phẩm, ví dụ sân khấu, âm nhạc, nhạc kịch.

[43] Đương nhiên, hoạt động truyền tương tác luôn kéo theo làm bản sao, ít nhất là bản sao tạm thời.

[44] “European Copyright Directive on the Harmonization of Certain Aspects of Copyright and

Related Rights in the Information Society”.

[45] Không phụ thuộc vào quy định của pháp luật các nước thành viên.

[46] Router.

[47] Web browsing.

[48] Tuy nhiên, không loại trừ khả năng có sự khác biệt tại thành viên trong thi hành Điều 2.

[49] The Digital Millennium Copyright Act.

[50] Cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích và áp dụng pháp luật tại Hoa kỳ.

[51]991 F.2d 511 (9th Cir. 1993), cert. dismissed, 114 S. Ct. 672 (1994).

[52] 45 F.3d 231 (7th Cir.1995).

[53] Terminal emulation program.

[54] Việc sửa đổi quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật SHTT (2005) là hệ quả của nhiều ý kiến phản biện về tác động tiêu cực của quy định về bản sao tạm thời.

[55] Một giải pháp tình thế nhưng rất quan trọng trong trường hợp này là áp dụng quy định của các điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam (Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước Geneva, Công ước Brussels, Hiệp định TRIPS).

Thứ hai, 16 Tháng 6 2014 01:31

MÔ HÌNH HẠ TẦNG CNTT-TT HỖ TRỢ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN MẠNG INTERNET VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

 

                                                          TS. Hoàng Lê Minh

 

Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số VN

 

I. Vai trò quan trọng của hạ tầng CNTT-TT quốc gia

 

Hạ tầng CNTT-TT quốc gia là thành phần hết sức quan trọng để vận hành các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, cung cấp dịch vụ công, phát triển kinh tế, thương mại, văn hoá, giáo dục, y tế. Hạ tầng CNTT-TT hay còn gọi là môi trường số này cần được xây dựng, quản lý và vận hành theo với mô hình phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản về lưu trữ, xử lý và trao đổi dữ liệu, đảm bảo an toàn - an ninh thông tin quốc gia. Trong một phạm vi nào đó, hạ tầng này cũng cần hỗ trợ tốt cho việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với các nội dung số và dịch vụ CNTT được cung cấp qua mạng.

 

Cũng giống như hạ tầng giao thông vận tải dựa trên hệ thống đường xá, cầu cống, bến bãi... hạ tầng CNTT-TT quốc gia được xây dựng và vận hành trên nền tảng các mạng máy tính nội bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng và Internet,  mạng kết nối viễn thông bằng cáp đồng, cáp quang, vô tuyến không dây, di động, các đài, trạm nội hạt, các cổng kết nối ra quốc tế... cùng với các trung tâm dữ liệu và trung tâm quản lý điều hành, nơi vận hành các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị kiểm soát và bảo mật, hệ thống quản lý địa chỉ IP, tên miền và các tài nguyên quốc gia khác. Phần lớn hạ tầng “phần cứng” này do các doanh nghiệp viễn thông - Internet của Việt nam đầu tư, xây dựng, vận hành.

 

Quản lý để khai thác một cách có hiệu quả hạ tầng CNTT-TT quốc gia, tạo môi trường thuận lợi mà trên đó tất cả các doanh nghiệp có năng lực cung cấp thông tin và dịch vụ, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến những doanh nghiệp lớn chi phối hạ tầng đều có thể bình đẳng tham gia xây dựng, vận hành, cung cấp các nội dung số và dịch vụ CNTT, tuân thủ các quy định của pháp luật và với chi phí hợp lý là trách nhiệm quan trọng của Nhà nước.

 

2. Môi trường kết nối mở của Internet và những vấn đề pháp lý

 

            Cũng tương tự như hạ tầng giao thông được sử dụng cho các phương tiện vận tải có thể đi lại thông thoáng, môi trường số (mạng Internet) được xây dựng từ đầu dựa trên tư tưởng kiến trúc hoàn toàn mở, cho phép các thiết bị kết nối mạng được gán địa chỉ IP đều có thể dễ dàng kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau mà không đòi hỏi thêm bất cứ điều kiện gì. Với sự phát triển rất nhanh chóng của mạng Internet chỉ qua nửa thế kỷ, số lượng địa chỉ IP (phiên bản 4), với hơn 4,4 tỷ địa chỉ đã cạn kiệt, buộc giới công nghệ phải đưa ra phiên bản địa chỉ IPv6 mới hơn với 340.282.366.920.938.463.463.374.607.431.768.211.456 địa chỉ IP khác nhau ! Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ từ IPv4 sang IPv6 đòi hỏi rất nhiều chi phí liên quan tới thiết bị, hạ tầng, phần mềm và đây là quá trình chuyển đổi không dễ dàng đối với các quốc gia đi sau về hạ tầng như Việt Nam (Hoa kỳ, Châu Âu là các quốc gia đang sở hữu nhiều địa chỉ IPv4 nên chưa có nhu cầu chuyển đổi trên diện rộng).

 

            Để khắc phục tình trạng thiếu địa chỉ IP, nhiều công nghệ kết nối mạng đã ra đời, đặc biệt là việc sử dụng rộng rãi các kết nối mạng ảo, kết nối mạng dùng riêng bằng các địa chỉ IP nội bộ, các kỹ thuật “ánh xạ” địa chỉ và cổng kết nối để một địa chỉ IP có thể sử dụng cho hàng chục nghìn kết nối mạng khác nhau. Điều này đã dẫn tới tình trạng kết nối mạng công cộng Internet như hiện nay không những không thể kiểm soát được tính chính danh của các địa chỉ IP, mà còn dễ dàng để những phần tử xấu lợi dụng phát tán hoặc ăn cắp thông tin nội dung số, phá hoại các dịch vụ CNTT trên mạng bằng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ ở quy mô lớn, có thể làm tê liệt hạ tầng CNTT-TT của cả một quốc gia.

 

            Có thể so sánh tình trạng hoạt động của mạng Internet ngày nay, với mô hình mở đón nhận mọi kết nối giống như một hệ thống giao thông mà trên đó các phương tiện không cần đăng ký lưu hành, người điều khiển phương tiện không cần bằng lái, các vi phạm giao thông rất khó xử lý bởi tính “nặc danh” hoàn toàn của phương tiện và người điều khiển ! Đây chính là khó khăn lớn nhất, là môi trường dễ dàng cho các vi phạm về bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số với nguy cơ ngay càng khó bị phát hiện và xử lý.   

 

3. Đề xuất mô hình quản lý cung cấp thông tin - dịch vụ CNTT trên mạng Internet dựa trên hệ thống quản lý định danh và công nghệ điện toán đám mây

 

            Để khắc phục tình trạng lộn xộn, nặc danh, chối bỏ không thừa nhận hành vi xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả cũng như bảo vệ các hoạt động kinh doanh trên mạng, tại nhiều quốc gia và qua từng thời kỳ đã có nhiều giải pháp, mô hình quản lý, cấp phép việc cung cấp và sử dụng dịch vụ thông tin trên mạng được áp dụng, với các ưu và nhược điểm khác nhau.

 

            Có thể điểm qua một số mô hình đã được ứng dụng trên thực tế ở Việt nam, dựa vào kinh nghiệm quốc tế:

 

            3.1. Mô hình quản lý dựa trên các quy định hành chính (đăng ký địa chỉ IP, địa chỉ thuê bao dịch vụ viễn thông, người sử dụng dịch vụ mạng Internet).

 

            Phương pháp quản lý hành chính đã được nhiều quốc gia áp dụng khi đăng ký cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng Internet. Tại Việt nam cũng đã có thời kỳ Nhà nước yêu cầu người sử dụng dịch vụ Internet tại các địa điểm truy cập công cộng (Cafe Internet) phải xuất trình CMND, chủ thể sử dụng các điạ chỉ IP phải chịu trách nhiệm về việc phát tán hoặc ăn cắp thông tin từ địa chỉ IP do mình quản lý. Nghị định mới nhất của Chính phủ (Nghị định 72) và Thông tư (do Bộ Thông tin và truyền thông đang soạn thảo) liên quan tới quản lý hoạt động của mạng Internet cũng hướng tới mô hình này.

 

            Các quy định mang tính hành chính trong quản lý dịch vụ CNTT-TT trên mạng Internet sẽ chỉ phát huy hiệu lực khi mọi hành vi vi phạm được quy kết cụ thể cho đối tượng sử dụng mạng, với đầy đủ các chứng cơ vi phạm, thời gian vi phạm, địa điểm vi phạm... Để thu thập được đầy đủ các thông tin chứng cớ mang tính kỹ thuật này, cơ quan quản lý và thực thi pháp luật sẽ cần rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, cũng đồng nghĩa với việc xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ trên mạng Intenet là không đơn giản, thậm chí đôi khi còn rất khó khăn, bất khả thi nếu các chứng cứ được tạo dụng là giả mạo, không có biện pháp kỹ thuật để xác thực.

 

            3.2. Mô hình quản lý dựa trên cấp phát và xác thực chứng thư số (đăng ký sử dụng chữ ký điện tử, thẻ thông minh, các token mật khẩu).

 

            Đây là mô hình quản lý hoàn thiện nhất, nhưng cũng tốn kém nhất về mặt chi phí và công nghệ, nên không thể áp dụng rộng rãi cho các loại hình cung cấp thông tin và dịch vụ qua mạng Internet công cộng.

 

            Tâm lý chung của các nhà cung cấp thông tin và dịch vụ trên mạng Internet là cần một môi trường thông thoáng, dễ dàng kết nối và sử dụng dịch vụ cho người sử dụng.  Nếu cần người dùng đăng ký thi quy trình này phải là tối thiểu, có thể chấp nhận các đăng ký ẩn danh, nặc danh để sử dụng thử và sử dụng miễn phí dịch vụ trong một thời gian.

 

            Việc đăng ký quá dễ dàng hoặc quá khó khăn các chứng thư số hay định danh do từng nhà cung cấp quản lý sẽ dẫn đến tình trạng vô hiệu hoá hệ thống quản lý định danh, gây bất tiện cho người sử dụng và nhiều cản trở khác. 

 

3.3. Mô hình quản lý dựa trên cấp phát định danh và xác thực theo yêu cầu có sự quản lý của nhà nước

 

            Trong mô hình này, định danh ban đầu có thể là một địa chỉ email, một tài khoản mạng xã hội công cộng mà người dùng sở hữu. Tuy nhiên với sự quản lý tập trung, mô hình này sẽ nhanh chóng được cập nhật các chức năng cơ bản của mô hình cấp phát và quản lý chứng thư số mà người dùng và tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tham gia cung cấp nội dung số không phải đầu tư thêm hạ tầng, bỏ thêm các chi phí để quản lý, xác thực chồng chéo gây bất tiện cho cơ quan quản lý và người sử dụng.

 

            Bản chất của mô hình quản lý định danh và xác thực nói trên là thông quan việc ứng dụng các công nghệ quản lý định danh và kết nối đám mây dựa trên định danh hoàn toàn mới theo nguyên tắc “xác thực trước khi kết nối”, đối lập với mô hình “kết nối rồi mới xác thực” của phần lớn các dịch vụ mạng Internet hiện nay.

 

Về bản chất hệ thống quản lý cấp phát định danh nói trên cần trở thành một nền tảng hạ tầng “phần mềm” vận hành trên hạ tầng CNTT-TT quốc gia, nơi mà Chính phủ nhiều quốc gia ứng dụng và phát triển CNTT ở trình độ tiên tiến (Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Singapore, Đài loan, Malaysia, Úc, v.v..) đều đã và đang xây dựng.

 

Tại Châu Âu, Bắc Mỹ (Hoa kỳ & Canada), do hệ thống quản lý định danh và cung cấp dịch vụ CNTT ở quy mô toàn cầu cho hàng trăm triệu người dùng đã được các tập đoàn CNTT tại các quốc gia này xây dựng và vận hành nhiều năm nay (Google, Facebook, Apple, Microsoft, AT&T, Vodafone, Alcatel), nên Chính phủ các nước này không cần trực tiếp đứng ra đầu tư, xây dựng, quản lý mà chỉ cần hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn - an ninh thông tin mạng (và kết hợp với hoạt động do thám gián điệp nhằm vào các đối tượng tội phạm ở các quốc gia khác).

 

Hệ thống quản lý và cấp phát định danh như trên không chỉ dùng cho người sử dụng dịch vụ mạng (đăng ký tài khoản, mật khẩu, các cơ chế xác thực đảm bảo theo nhiều bước) mà còn được sử dụng để cấp phép, quản lý kết nối các mạng dùng riêng, kết nối người sử dụng với các kho thông tin và dữ liệu đám mây. Trên nền tảng hạ tầng này, các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu tâm cung cấp các thông tin nội dung số và dịch vụ CNTT, cho thuê các tài nguyên, dịch vụ cho mọi khách hàng, trong đó có các cơ quan nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chất lượng dịch vụ.

 

Hệ thống quản lý và cấp phát định danh quốc gia, do quy mô sử dụng khá lớn nên cần được giao cho một cơ quan chuyên trách có chức năng quản lý nhà nước (tại Việt nam là Bộ Thông tin và Truyền thông) chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý vận hành.

 

Với chủ trương mới của Chính phủ thay đổi phương thức xây dựng hạ tầng CNTT-TT, từ đầu tư và trực tiếp vận hành các hạng mục hạ tầng “phần cứng” chuyển qua hình thức thuê ngoài để sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, nếu chưa có mô hình quản lý hạ tầng “phần mềm” là hệ thống định danh tập trung thực hiện kết nối người dùng với các thông tin và dịch vụ CNTT, chưa có giải pháp bảo mật tổng thể và đồng nhất sẽ phát sinh khá nhiều hệ luỵ kể cả về pháp lý, không tạo điều kiện để xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số và dịch vụ CNTT, bản quyền tác giả trong môi trường mạng Internet.

 

Do tính phức tạp của hệ thống hạ tầng kết nối và cung cấp dịch vụ CNTT ở quy mô dữ liệu phải quản lý, cũng như các vấn đề phát sinh khác trong cung cấp dịch vụ vượt quá tầm kiểm soát, vượt quá năng lực xử lý và vận hành ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn (VNPT, Viettel, FPT). Nếu chia công việc này cho nhiều doanh nghiệp cùng thực hiện cũng không phải là giải pháp tốt. Nhà nước cần sớm có giải pháp cho vấn đề quản lý định danh trên mạng Internet để khắc phục rào cản lớn nhất hiện nay làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ cung cấp thông tin và nội dung số qua mạng công cộng Internet.

 

4. Mục tiêu và nội dung xây dựng Hệ thống quản lý và khai thác hạ tầng CNTT-TT quốc gia

 

            4.1 Hệ thống quản lý thông tin kết nối và bảo mật (quản lý định danh)

 

Hệ thống quản lý này cần quản lý các thông tin và dữ liệu như sau:

 

            1.  Định danh cấp cho mọi người sử dụng hạ tầng CNTT quốc gia (Chính phủ), bao gồm tất cả cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lãnh đạo và thành viên của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công và mọi người công dân sử dụng dịch vụ công trên mạng.

 

            Quy mô của hệ thống ban đầu cần quản lý khoảng 40-50 triệu tài khoản (định danh) và có thể mở rộng để kết nối với hệ thống quản lý mã số công dân (CSDL công dân) trong tương lai không xa khi các CSDL quốc gia được xây dựng và vận hành.

 

            2. Định danh cấp cho các tổ chức nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội (quy mô khoảng 500.000 tài khoản, có thể mở rộng và kết nối với hệ thống quản lý mã số thuế, mã số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai).

 

            3. Định danh cấp cho các tài nguyên hệ thống tham gia kết nối hạ tầng CNTT quốc gia (các kho dữ liệu, CSDL, các tài nguyên mạng chia sẻ, máy tính chủ, máy tính trạm, di động, các thiết bị ngoại vi, cảm biến, ...)

 

            Dựa vào hệ thống quản lý định danh và xác thực theo định danh, các cơ chế mã hóa cần thiết (dựa vào mật khẩu, mật mã cá nhân, chữ ký điện tử, khoá xác thực,...) cần được xây dựng và triển khai để đảm bảo tính an toàn của dữ liệu

 

            Hệ thống quản lý định danh phục vụ kết nối dịch vụ CNTT được mô tả như trên trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp về mặt chức năng hoạt động có thể so sánh (hoặc thay thế) hệ thống cấp phái và quan lý xác thực chữ ký điện tử (CA) đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị xây dựng. Tuy nhiên với chi phí khá lớn cho hạ tầng CA, khả năng ứng dụng rất hạn chế trong quản lý kết nối và bảo mật dịch vụ CNTT do dựa trên nền tảng công nghệ đã lỗi thời có tuổi đời trên dưới 30-40 năm, hệ thống quản lý CA và chữ ký điện tử sẽ chỉ có thể ứng dụng ở một phạm vi rất hẹp tại Việt Nam, cũng như trên thế giới.

 

            4.2 Hạ tầng các kho dữ liệu lưu trữ điện tử (văn bản điện tử, hồ sơ - tài liệu, các biểu mẫu - hồ sơ số hóa …) dùng trong các cơ quan nhà nước.

 

            Hạ tầng các kho dữ liệu này được dùng để lưu trữ dữ liệu và kết nối với các phần mềm quản lý, nghiệp vụ, thực hiện các chức năng trao đổi thông tin trên mạng nội bộ, mạng dùng riêng, mạng diện rộng và trong một số trường hợp là mạng công cộng Internet, tuân thủ đầy đủ các quy định hành chính hiện hành như Luật Văn thư lưu trữ và các quy định của pháp luật hiện hành.

 

            4.3 Mạng lưới các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp dịch vụ cung cấp thông tin nội dung số trên nền tảng hạ tầng CNTT-TT quốc gia

 

            Mạng lưới cung cấp dịch vụ này cần dựa vào hệ thống quản lý và cấp phát định danh quốc gia, các dịch vụ lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các dịch vụ số hóa, nhập liệu và quản lý hồ sơ, các dịch vụ công cần thiết khác để thông tin khác trong xây dựng CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, quản lý và cấp phép, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, giám sát và bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu do các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp.

 

            4.4 Các hoạt động tư vấn, đào tạo nâng cao nhận thức, đào tạo triển khai, giám sát thẩm định, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý cấp phát định danh trong cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng Internet.

 

            Nội dung này rất quan trọng và cần được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên, được cấp kinh phí từ ngân sách để thực hiện hàng năm.

 

5. Kết luận

 

            Các hoạt động  liên quan tới xây dựng và vận hành hệ thống cấp phát định danh, kết nối hệ thống với các dịch vụ CNTT, các phần mềm và kho dữ liệu là hoạt động đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên ở khía cạnh của người sử dụng và kinh doanh các dịch vụ thông tin, việc có được một hệ thống quản lý tập trung sẽ là một bươc tiến quan trọng, góp phần mở rộng thị trường cung cấp nội dung số và là yếu tố hạ tầng quan trọng để đảm bảo thực thi các yêu cầp pháp lý liên quan tới bảo hộ bản quyền tác giả, thực thi viện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các thông tin nội dung số và các dịch vụ CNTT trên mạng Internet.

 

 

 

 Nguồn: Bài tham luận "Hội thảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam" tại trường ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh

 

 

 

  Doanh nghiệp liên kết
 
Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo A.G.L
Email: JLIB_HTML_CLOAKING
Hotline: 0988890358
              0938877897
   TƯ VẤN PHÁP LUẬT
 
    Hot line: 093.8877.897
 
Số lượng truy cập
2658415
TodayToday152
YesterdayYesterday210
This WeekThis Week311
This MonthThis Month7064
All DaysAll Days2658415
Highest 01-12-2015 : 9844